Kem trị hăm cho bé giúp trị tình trạng hăm tã sơ sinh. Hăm tã là một vấn đề rất hay gặp ở trẻ sơ sinh tuy nó không nghiêm trọng nhưng lại khiến cho trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu thậm chí là đau rát. Bé không chỉ bị hăm ở mông mà các vùng da khác như cổ, sau gáy cũng rất dễ bị hăm mẩn đỏ là do mẹ vệ sinh không đúng cách. Chính vì vậy mẹ cần biết nguyên nhân và cách phòng chống để có thể sử lý kịp thời tình trạng trên. Việc lựa chọn một sản phẩm chống ham dưỡng ẩm tốt cho bé cũng là điều vô cùng quan trọng. Monbaby.vn – Địa chỉ bán kem chống hăm dưỡng ẩm nội địa xách tay cho bé tại thành phố Hồ Chí Minh chính hãng, uy tín.
Dấu hiệu cho thấy bé bị hăm
Bé bị hăm là tình trạng phần da của bé bị nổi mẩn đỏ, ửng đỏ, kích ứng khó chịu. Bề mặt hăm có thể khô hoặc ướt. Nặng hơn, nó còn có thể xuất hiện những vết sưng, mụn nước gây lở loét trên da.
Vấn đề phổ biến nhất thường thấy chính là bé bị hăm tã/bỉm, gây ra những vết hăm ở phần da tiếp xúc với tã, chẳng hạn như mông, bẹn, vùng kín. Ngoài ra, một số khu vực khác cũng dễ xuất hiện như bé bị hăm cổ, các vùng da nếp gấp như: nách, ngấn chân, ngấn tay…
Trình trạng này nếu không được xử lý kịp thời sẽ ngày càng nặng hơn, khiến bé khó chịu, đau đớn, khó ngủ, cáu gắt, chán ăn. Một số trường hợp còn gây sốt cao, tiêu chảy kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
Nguyên nhân bé bị hăm tã
-
Do dị ứng với tã
Thông thường bé bị hăm là do khi đóng bỉm da bé tiếp xúc với chất thải nước tiểu tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài. Khiến cho da bị nổi mẩn đỏ nếu không chữa kịp thời có thể khiến vùng da đó bị viêm mưng mủ làm bé khó chịu.
Cho nên mẹ cần lựa chọn các loại bỉm tã có độ thấm hút tốt, bề mặt thông thoáng mềm mại và đặc biệt phải có khả năng hút ẩm, không chứa chất hóa học gây kích ứng da của trẻ.
- Không thay tã thường xuyên
Mẹ không thay tã thường xuyên cho bé cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị hăm. Bởi hàng ngày bé có thể vệ sinh hàng chục lần. Thường 2 -3 tiếng mẹ đã phải thay tã cho bé. Nếu mặc quá lâu chất thải ứ đọng nhiều, đặc biệt vào mùa hè nóng bức chắc chắn sẽ khiến cho bé thấy rất khó chịu và vùng da nhạy cảm hơn dễ bị hăm.
- Vệ sinh sai cách
Có rất nhiều bà mẹ thay bỉm cho con mà không vệ sinh da cứ thế mặc chiếc bỉm khác. Khiến cho nước tiểu tích đọng lại quá lâu làm tăng khả năng hăm tã ở trẻ. Mỗi lần thay bỉm cho con mẹ nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và mông của bé bằng nước ấm, sau đó dùng khăn bông thấm khô rồi mới dùng tã mới.
Ngoài những nguyên nhân trên thì còn có thể do bé bị hăm tã do bé bị đi ngoài tiêu chảy lâu ngày, do dị ứng với chất liệu của bỉm, tã…
Cách trị hăm cho bé và nguyên tắc điều trị
Bé bị hăm phải làm sao? Chắc hẳn đây là nỗi lo lắng, băn khoăn của rất nhiều ba mẹ bỉm sữa khi con bị hăm, đặc biệt là những ba mẹ mới sinh con đầu lòng, chưa có kinh nghiệm.
» Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh
Điều đầu tiên, cần ghi nhớ “nguyên tắc ABCDE” điều trị hăm tã nói riêng và tình trạng hăm da nói chung ở trẻ sơ sinh:
- A (Air out the skin): Cần đảm bảo thoáng khí trên vùng da bị hăm. Những việc cần thực hiện bao gồm như tháo bỏ bỉm/tã cho bé, mẹ cần hạn chế tối đa hoặc không sử dụng càng tốt vì chúng sẽ khiến vùng da của con hầm bí, ẩm ướt, những tiếp xúc chà xát càng khiến tình trạng nặng hơn.
- B (Barrier): Sử dụng các loại thuốc bôi hăm, kem trị hăm cho bé có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa, tạo lớp bảo vệ ngăn nấm, vi khuẩn cho vùng da kích ứng.
- C (Clean): Vệ sinh, làm sạch vùng da bị hăm. Điều này đặc biệt quan trọng, mẹ cần đảm bảo làn da bé luôn được vệ sinh sạch sẽ. Nếu còn sử dụng bỉm/tã, cần thay bỉm và vệ sinh đúng cách, rửa nước muối sát khuẩn, tuyệt đối không dùng xà phòng. Có thể áp dụng cách tắm nước lá khế, lá chè, lá trầu cho con để hỗ trợ diệt khuẩn.
- D (Disposable diapers): Như đã trình bày ở nguyên tắc A, khi bé bị hăm thì tốt nhất không nên dùng tã cho bé. Tuy nhiên, nếu sử dụng nên dùng tã dùng một lần, tránh dùng tã vải.
- E (Educate): Nên chủ động sử dụng các biện pháp phòng tránh hăm tã cho bé sơ sinh, trẻ nhỏ. Điều này mặc dù rất cần thiết nhưng không phải ba mẹ nào cũng chú ý. Chanhtuoi sẽ trình bày chi tiết các cách ngăn ngừa hăm cho bé hiệu quả ở phần sau bài viết, ba mẹ đừng bỏ qua nhé!
Nguyên tắc này áp dụng chung đối với chữa hăm cho bé gái và bé trai. Tất cả đảm bảo tính an toàn, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Có một điều ba mẹ cần lưu ý thêm chính là trường hợp nào trẻ bị hăm cần đi khám ngay?
Nếu tình trạng bé bị hăm tã nặng hoặc có những biểu hiện dưới đây, ba mẹ nên đưa con đi khám ngay để được chẩn đoán cũng như hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời:
- Con bị sốt cao, trên 38℃
- Đi vệ sinh ra máu, tã bị ướt hoặc bẩn bất thường
- Tiểu tiện thường xuyên không kiểm soát, táo bón
- Tình trạng hăm nặng, kéo dài và không được cải thiện sau 2-3 ngày, xuất hiện bọng nước, vết loét, có mủ,…
» Cách chọn kem trị hăm cho bé phù hợp
Vốn dĩ làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, chính vì vậy khi quyết định sử dụng bất kỳ loại kem hăm cho bé, kem chống hăm cho bé nào cũng phải rất cẩn thận để tránh kích ứng.
Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu chính là lựa chọn thành phần kem bôi hăm cho bé lành tình, tuyệt đối không chứa thành phần nguy hiểm, không tốt cho bé.
Cụ thể, dưới đây là một số lưu ý chọn kem bôi/thuốc trị hăm cho bé an toàn với làn da:
1. Chọn kem trị hăm cho bé với thành phần lành tính, an toàn tránh kích ứng
Các thành phần thảo dược tự nhiên được đánh giá an toàn, giúp tránh kích ứng, hạn chế tác dụng phụ. Chẳng hạn như sáp ong, mỡ cừu, các loại tinh dầu hoa, chiết xuất hoa cúc, Panthenol, vitamin E,…
Đồng thời, cũng lưu ý không nên dùng loại kem hăm cho bé sơ sinh chứa Corticoid. Mặc dù hiệu quả điều trị hăm nhanh hơn, nhưng nó lại thường gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đối với bé.
Các loại kem chứa chất bảo quản, chất tạo mùi, các chất phụ gia khiến trẻ bị dj ứng, kích ứng nghiêm trọng cũng không được sử dụng.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ dùng các loại kem, dung dịch đặc biệt loại có chứa chất bảo quản, chất tạo mùi hoặc các chất phụ gia khác. Việc làm này có thể khiến trẻ bị dị ứng và kích ứng da nghiêm trọng.
2. Hiệu quả của kem trị hăm tã sau khi dùng
Tùy theo mức độ hăm da ở bé cũng như thành phần của từng loại kem/thuốc hăm cho bé mà thời gian phát huy hiệu quả chữa trị sẽ không giống nhau. Thông thường, nhà sản xuất sẽ đưa ra khoảng thời gian này trong phần hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
Tại đây, ba mẹ cũng cần lưu ý riêng đối với các loại thuốc sát trùng điều trị hăm nặng cho trẻ sơ sinh, trẻ hăm bị nhiễm nấm,… Thường thì loại thuốc trị được bác sĩ, dược sĩ kê đơn với tác dụng mạnh hơn, thậm chí kem bôi có cả corticoid hoặc kháng sinh.
Lúc này, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý cách sử dụng, bôi thuốc, liều lượng theo đúng chỉ dẫn.
3. Chọn mua kem trị hăm cho trẻ sơ sinh phù hợp ngân sách
Giá các loại kem bôi hăm cho bé, thuốc trị hăm cho bé được chia thành nhiều phân khúc khác nhau, từ trung bình đến cao. Khi chọn mua, ba mẹ có thể tham khảo những sản phẩm hợp túi tiền và đạt hiệu quả cho con tối ưu.
Top kem trị hăm cho bé tốt nhất, lành tính và hiệu quả tại Monbaby.vn
Khi bé bị hăm, ngoài việc thay đổi những thói quen sinh hoạt thông thường để giữ cho vết hăm được thoáng, sạch, dễ lành thì việc bôi kem hăm cho bé cũng vô cùng cần thiết.
1. Kem chống hăm dưỡng ẩm Sato của Nhật
Thành phần: Kem bôi hăm Sato chứa các thành phần có hiệu quả đối với quá trình điều trị hăm ta ở trẻ nhỏ: Vitamin A, Trichlorocarbanilide, Diphenhydramine làm dịu da, Kẽm ocid,Sáp ong trắng,…
Công dụng của kem chống hăm Sato:
- Thuốc bôi hiệu quả ngay sau lần sử dụng đầu tiên, giúp làm giảm các vết mẩn đỏ, sưng đau.
- Có thể sử dụng nếu bé bị viêm da, bị côn trùng căn,
- Tạo cảm giác thoải mái trên vùng da bị hăm, chống viêm nhiễm.
Kem chống hăm Sato có tốt không?
———————————————————
Khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm kem chống hăm dưỡng ẩm cho bé tại thành phố Hồ Chí Minh liên hệ Shop Monbaby.vn
Web: https://Monbaby.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/www.monbaby.vn/
Phone/Zalo: 0909368599